LIBYAN DESERT GLASS - Libyan Gold Tektite

LIBYAN DESERT GLASS - Libyan Gold Tektite

LIBYAN DESERTGLASS

(Thuỷ tinh sa mạc)

Trong sa mạc xa xôi ở phía tây Ai Cập, gần biên giới Libya, người ta tìm thấy những mảnh đá màu vàng nhạt đến đậm, nằm rải rác giữa những cồn cát khổng lồ. Gọi là Libyan Desertglass (Thuỷ tinh sa mạc)

Libyan Desertglass được chính thức ghi nhận vào năm 1932 bởi P. Clayton, nhưng thực tế đây là loại đá có lịch sử lâu đời (hình thành từ 29 triệu năm trước), được con người sử dụng từ thời cổ đại.

Mọi chuyện không có gì đặc biệt cho đến khi tìm lý do tại sao thuỷ tinh này xuất hiện ở sa mạc, lại khiến nhiều nhà khoa học phải đau đầu nghiên cứu và đưa ra các phỏng đoán gây nhiều tranh cãi...

Thủy tinh trên sa mạc Libya chứa nhiều hạt zircon nhỏ li ti. Thông qua nghiên cứu tồn dư và sự biến đổi của Zircon bên trong nhiều mẫu Libyan Desertglass, các nhà khoa học cho rằng thuỷ tinh sa mạc hình thành trong một vụ va chạm với thiên thạch. Tuy nhiên, 1 vấn đề khó hiểu, làm giả thuyết này bị lung lay là không tìm thấy bất kì hố va chạm nào do thiên thạch gây ra trong khu vực sa mạc rộng lớn.

Một giả thuyết khác, Libyan Desertglass được tạo ra do vụ nổ không khí 100 megaton gây ra. Giống như một quả bom hạt nhân, một vụ nổ không khí lớn tích tụ năng lượng vào bầu khí quyển có thể làm tan chảy các vật liệu trên bề mặt. Và quan trọng một vụ nổ không khí cũng không để lại miệng núi lửa. Tuy nhiên, hồ sơ địa chất không ủng hộ giả thuyết này vì địa chất khu vực không hội đủ các điều kiện cần thiết để vụ nổ xảy ra.

Tình trạng thiếu vắng sự xuất hiện của dung nham (các mảnh đá nằm rãi tác tùy ý) trong hầu hết các trường hợp cũng góp phần phủ định một nguồn gốc núi lửa của loại đá này …

Điều thú vị nhất là một số người theo chủ nghĩa huyền bí, lại cho rằng Libyan Desertglass là do dấu tích còn sót lại của các vụ thử bom hạt nhân thời cổ đại của 1 nền văn minh rực rỡ từng tồn tại trước khi bị diệt vong. Lập luận này càng được cũng cố khi Libyan Desertglass trông rất giống các lớp cát hóa thuỷ tinh (cát được nung nóng đến hơn 1600oC sẽ biến thành thủy tinh) còn sót lại sau các vụ thử nghiệm bom hạt nhân tại Nevada (Mỹ) vào những năm 1950.

❓Còn theo bạn thì sao ? Đã có 1 sự kiện kì bí nào có thể làm nhiệt độ tăng lên đến 1.600 độ C, để cát sa mạc hoá thành những mảnh thủy tinh tuyệt đẹp, mà lại không để loại bất kì dấu vết nào. Phải chăng đúng là vụ thử bom hạt nhân của người cổ đại ?

▪️Bài viết của Tonlé Ng

▪️Hình ảnh: từ nhiều nguồn

 

Có thể là ảnh chụp cận cảnh

Có thể là hình ảnh về trang sức